Gỡ khó trong quản lý Nhà nước về du lịch cho các tỉnh Việt Bắc

Thứ năm - 20/04/2023 04:40 342 0
Gỡ khó trong quản lý Nhà nước về du lịch cho các tỉnh Việt Bắc
 Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về du lịch cho các tỉnh Việt Bắc.
TSKH Nguyễn Quốc Hưng trao đổi với các học viên về du lịch văn hóa, trong đó có nội dung về du lịch hoài niệm.
  •  
  •  
  •  
  •  
TSKH Nguyễn Quốc Hưng trao đổi với các học viên về du lịch văn hóa, trong đó có nội dung về du lịch hoài niệm.
recommended by

TÀI LIỆU CHỨNG KHOÁN
Bộ tài liệu hướng dẫn đầu tư chứng khoán được tải nhiều nhất 2023
TÌM HIỂU THÊM
×

Tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa

Khóa tập huấn kéo dài đến hết ngày 21/4 và được tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến. Tại đây, GS.TS Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam – nhấn mạnh, Học viện đã cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp nói chung, du lịch nông nghiệp và nông thôn nói riêng.

Học viện mong muốn được phục vụ, hợp tác cùng các địa phương thuộc chiến khu Việt Bắc nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy kinh tế các tỉnh phát triển.

Gỡ khó trong quản lý Nhà nước về du lịch cho các tỉnh Việt Bắc ảnh 1

GS.TS Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại khóa tập huấn.

Theo TSKH Nguyễn Quốc Hưng – Chủ tịch Viện Kinh tế, Văn hóa thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nước ta có tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Cả nước có 5 di sản văn hóa vật thể, di sản hỗn hợp, 14 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Hơn 4.000 di tích được xếp hạng quốc gia, 128 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Trên 400 di sản văn hóa phi thể quốc gia và hơn 54 dân tộc anh em tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng biệt.

Cải thiện môi trường du lịch

Tuy nhiên, theo TSKH Nguyễn Quốc Hưng, nhiều tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị của Việt Nam chưa được đầu tư, khai thác tương xứng. Sản phẩm du lịch văn hóa còn ít sáng tạo, trùng lặp, chất lượng hạn chế, thiếu các sản phẩm khác biệt giữa nhiều địa phương trong cả nước.

×

Ngoài ra, vẫn còn trình trạng thiếu đồng bộ và liên kết trong phát triển sản phẩm, cũng như liên kết giữa các địa phương với nhau trong quá trình khai thác các tài nguyên văn hóa cho phát triển du lịch. Vì vậy, chưa tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng bền vững.

Gỡ khó trong quản lý Nhà nước về du lịch cho các tỉnh Việt Bắc ảnh 2

Bà Lý Thị Thịnh – Trưởng Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Ba Bể (Bắc Kạn) chia sẻ tại khóa tập huấn.

Dù đang tích cực đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) vẫn gặp những khó khăn nhất định. Bà Lý Thị Thịnh – Trưởng Phòng Văn hóa & Thông tin – nhìn nhận, phát triển du lịch của Ba Bể chưa xứng tầm, chưa khai thác được tài nguyên. Sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu. Cơ sở dịch vụ chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng, nhân lực du lịch chưa chuyên nghiệp... Đặc biệt, công tác quản lý Nhà nước về du lịch, hoạt động điều hành Ban quản lý du lịch hồ Ba Bể còn hạn chế.

Khắc phục hạn chế trên, hằng năm huyện Ba Bể có chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp, công ty lữ hành trên cả nước đến nghiên cứu, khai thác phát huy các tiềm năng du lịch trên địa bàn. UBND huyện đã chấp thuận một số nhà đầu tư, nghiên cứu khảo sát các dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên địa bàn.

“Chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng, cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh. Thời gian tới, huyện Ba Bể sẽ tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành phố có du lịch phát triển để quảng bá, liên kết các Tour, tuyến, điểm du lịch…” – bà Thịnh cho hay.

Gỡ khó trong quản lý Nhà nước về du lịch cho các tỉnh Việt Bắc ảnh 3

Toàn cảnh buổi tập huấn, bồi dưỡng - sáng 17/4.

Trong nhiều giải pháp, bà Nguyễn Thanh Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch nhấn mạnh đến tăng cường năng lực cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Đồng thời, tăng cường phối hợp, liên kết giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng miền, địa phương để thực hiện công tác quản lý lưu trú du lịch.

Bà Bình gợi ý, cần tổ chức đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ cho các cán bộ quản lý Nhà nước, giám sát việc thực hiện để bảo đảm các lực lượng có tinh thần, thái độ phù hợp.

Mặt khác, triển khai các biện pháp quản lý an ninh, trật tự nhằm đảm bảm an ninh, an toàn tính mạng, tài sản cho khách du lịch. “Lưu ý đến các dịch vụ công cộng như: taxi, vận chuyển khách công cộng. Sự liên kết, trao đổi thông tin, phối hợp giám sát giữa các cơ quan quản lý, giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực và giữa các vùng miền là rất quan trọng” – bà Bình nhấn mạnh.

Trong chuỗi các chương trình hoạt động hướng về cơ sở năm 2023 và những năm tiếp theo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Kinh tế - Văn hóa và Tổng cục Du lịch, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về du lịch cho các tỉnh Việt Bắc. Qua đây, nhằm góp phần nâng cao năng lực cho các địa phương trong quản lý và phát triển du lịch. Đồng thời tạo cơ hội kết nối để tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch bền vững chiến khu Việt Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay867
  • Tháng hiện tại44,229
  • Tổng lượt truy cập2,198,886
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây