Tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải, bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn và phát triển bền vững

Chủ nhật - 26/09/2021 21:39 854 0
Tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải, bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, tiếp cận kinh tế tuần hoàn được coi là một hướng đột phát trong quản lý chất thải, theo đó, chất thải quy trình này là nguồn nguyên liệu đầu vào cho quy trình tiếp theo. Dòng vật chất được tái sinh triệt để dưới dạng năng lượng, khí sinh học hay dinh dưỡng, tiết kiệm đáng kể việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thu nhập cho các cơ sở sản xuất. Thực tế cho thấy, chất thải phát sinh đang là vấn nạn đối với môi trường nông thôn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cảnh quan, hệ sinh thái và là yếu tố cản trở thực hiện các chương trình Nông thôn mới. Việc quản lý môi trường cần tiếp cận theo hướng xem chất thải là tài nguyên, để thực hiện phân loại tại nguồn, thu gom phù hợp với công nghệ xử lý.

Nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Công nghệ Môi trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường  đã thực hiện nghiên cứu khảo sát về thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội, nằm trong khung chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường. Mục đích đánh giá đặc trưng chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi trong đó tập trung xác định thành phần và tỷ lệ chất hữu dễ phân hủy có khả năng tái sử dụng làm sản phẩm phân compost. Kết quả khảo sát trên 4 nhóm đối tượng hộ chăn nuôi, hộ trồng trọt, hộ kinh doanh và hộ thuộc nhóm cán bộ viên chức nhà nước cho thấy chất thải phổ biến gồm phụ phẩm, thức ăn dư thừa, giấy, túi nilong và nhựa, thủy tinh, kim loại và thành phần rác không tái chế. Trong đó, thành phần thức ăn dư thừa chiếm trên 40-80% lượng chất thải phát sinh. Các hộ kinh doanh và cán bộ ở vùng đô thị phát sinh 78-80% lượng thực phẩm dư thừa, đây là nguồn dinh dưỡng có thể tái sinh thông qua hoạt động ủ phân. Bên cạnh đó, tại vùng nông thôn các loại chất thải hữu cơ được thải bỏ cùng chất thải chăn nuôi, kết hợp ủ phân hoặc tạo khí sinh học.

 Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi tại xã Vân Hòa, Ba Vì. Chủ cơ sở là anh Nguyễn Văn Thành, cựu sinh viên ngành Khoa học Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Minh Hẹn & cs. (2021) chỉ ra rằng chất thải nông nghiệp gồm phụ phẩm trồng trọt và phân thải chăn nuôi chứa hàm lượng cao chất hữu cơ và dinh dưỡng vẫn được thải bỏ ra môi trường. Nghiên cứu này áp dụng tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong tái sử dụng chất thải của hệ thống trồng trọt và chăn nuôi. Kỹ thuật kiểm toán chất thải áp dụng cho qui trình chăn nuôi bò từ đầu vào và đầu ra trong cả quy trình chăn nuôi. Kết quả cho thấy hoạt động trồng trọt khá đa dạng với các loại cây có năng suất cao như cỏ voi, chuối và ngô. Chăn nuôi chủ yếu tập trung vào phát triển đàn bò, lợn và gia cầm. Hoạt động chăn nuôi đóng góp tới 114,2 tấn chất thải (phân) mỗi ngày. Phân thải từ gia súc chủ yếu được sử dụng làm khí sinh học (35% tổng lượng phân), bón trực tiếp cho cây trồng (61,06%), thức ăn cho trùn quế (3,06%) và cho cá (0,01%). Thức ăn thô như cỏ voi, chuối và ngô được sử dụng làm nguồn cung chính với 92% tổng lượng. Cỏ voi có năng suất 200-250 tấn/ha là nguồn cung cấp nitơ cao nhất, khoảng 8,09 tấn/ngày (84,5%). Xã Minh Châu cho thấy một tiềm năng cho việc áp dụng vòng tuần hoàn kín đối với tương tác chất thải – tài nguyên trong hệ thống sản xuất trồng trọt – chăn nuôi

.

 Sinh viên Phạm Minh Hẹn, lớp K62KHMTA trình bày kết quả nghiên cứu tại “Hội nghị Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, ĐH Mở, TP Hồ Chí Minh
 

Đề tài nghiên cứu đã đạt được những kết quả như: Bài báo đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ- ĐH Thái Nguyên; Bài tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học trẻ ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh - đạt giải khuyến khích, Hội thảo quốc tế ICCSM tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sự tham gia của sinh viên vào hoạt động nghiên cứu, học tập trong các mô hình Kinh tế tuần hoàn tại địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tích lũy kinh nghiệm, học tập phương pháp và ý chí khởi nghiệp, tạo kết nối giữa các thế hệ sinh viên ngành khoa học môi trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Phạm Minh Hẹn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay3,184
  • Tháng hiện tại24,142
  • Tổng lượt truy cập2,178,799
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây